Tin tức

Học tiếng Anh – Không chỉ là nghe và nhắc lại

Có anh chàng nọ đi học tiếng Anh, được dạy là khi ai đó hỏi “How are you?” (Bạn có khỏe không) thì phải trả lời “I’m fine. Thank you” (Tôi khỏe. Cảm ơn). Một ngày, anh sang nước ngoài du lịch và không may bị tai nạn. Trên đường cấp cứu, nhân viên cứu thương hỏi “How are you?” để biết rõ tình trạng sức khỏe thì anh này chỉ liên tục “I’m fine. Thank you” khiến nhân viên nọ “đứng hình”.

Câu chuyện kể trên có thể hơi phóng đại, nhưng có lẽ cũng phần nào phản ánh thực trạng dạy và học ngoại ngữ  vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận những người học tiếng Anh hiện nay. Trong hơn 30 năm kể từ khi tiếng Anh bắt đầu được đưa vào giảng dạy chính thức ở Việt Nam, tiếng Anh cũng đã và đang được dạy giống với các môn học văn hóa đang được dạy ở trên ghế nhà trường. Học thuộc lòng, học cấu trúc ngữ pháp, học từ vựng …. với tiếng Anh nói riêng hay với ngôn ngữ nói chung, thì học như vậy là hoàn toàn chưa đủ.

Lối mòn học phụ thuộc

Những thắc mắc như, tại sao người Việt học không lười, tại sao tiếng Anh chưa giỏi, tại sao việc giao tiếp chưa hiệu quả..., giáo dục phát triển với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tổ chức giáo dục quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ,  những thắc mắc trên đã tìm được lời giải đáp.

Ông Jonathan Doig – Giám đốc Học vụ của Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam (Apollo English), tổ chức nước ngoài đầu tiên và lâu đời nhất với 20 năm hoạt động tại Việt Nam cho biết: “Mục đích sử dụng của ngôn ngữ là giao tiếp. Tại Apollo English, chúng tôi dạy học viên sự chủ động, hướng học viên trở thành những người tự tin sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Anh một cách độc lập (Independent English users)”

“Bạn có thể đã nghe rất nhiều người nói rằng học ngôn ngữ đối với học viên, đặc biệt học viên nhỏ tuổi, chỉ là nghe và nhắc lại!? Điều này hoàn toàn không đúng. Nếu chỉ là nghe và nhắc lại, học viên sẽ chỉ có thể nói những gì họ nhớ nhưng chưa chắc đã có  thể vận dụng nó trong giao tiếp một cách phù hợp, vậy nên những học viên đó sẽ gặp rắc rối trong ngữ cảnh ngoài lớp học bởi vì họ chỉ nói được theo những gì giáo viên dạy họ nói”, ông Jonathan Doig cho biết thêm.

 

 

Chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều học sinh Việt Nam hiện nay đã thành công trong hành trình vươn ra biển lớn, cố gắng tìm kiếm cơ hội để học tập ở nước ngoài mà trong đó, yếu tố ngôn ngữ đóng vai trò không thể thiếu. Việc có thể trở thành một người dùng tiếng Anh một cách tự tin, độc lập trong mọi tình huống, bên ngoài môi trường lớp học truyền thống như cách mà ông Jonathan Doig đã đề cập ở trên là rất quan trọng.

Học tiếng Anh,  học để “dùng”

Trong tất cả mọi cách học, nhà nghiên cứu giáo dục Edgar Dale đã từng nhận định: “Cách học dở nhất là nghe giảng”. Nếu chỉ là nghe giảng, chúng ta lại đang đi theo vết xe đổ của việc học thụ động. Để khắc phục “hậu quả” của nhiều năm giảng dạy không đúng phương pháp, những nhà giáo dục ngoại ngữ hiện nay đang thực hiện một cuộc “cách tân” thực sự.

Trên các diễn đàn chia sẻ cách học tiếng Anh, sự xuất hiện của những quyển giáo trình đầy chữ dần ít đi. Thay vào đó, người ta chỉ nhau cách học qua phim ảnh, âm nhạc, tin tức… để học từ vựng, ngữ pháp kết hợp với việc dùng những từ ngữ, ngữ pháp đó một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng hoàn cảnh và qua đó, người học được trau dồi được kỹ năng sử dụng tiếng Anh – là điều cần thiết khi học ngoại ngữ, chứ không phải chỉ biết học cho đầy bộ nhớ.

Đại diện Apollo English, đơn vị đào tạo đã có nhiều năm nghiên cứu về cách tiếp cận ngoại ngữ của học sinh Việt và đã thành công với phương pháp độc quyền Học tiếng Anh qua môn học (LETS) dành riêng cho học viên từ 3-16 tuổi cho biết, giảng dạy tiếng Anh theo phương pháp học tương tác và tự nhiên là xu hướng của thời hiện đại. Các giờ đọc - chép đã lỗi thời, thay vào đó phải là những giờ thầy – trò cùng khám phá kiến thức. Các cuốn sách dày cộp khô khan cũng đã đến lúc phải được thay bằng những giáo cụ thông minh và trực quan hay những trò chơi, hoạt động nhóm năng động.

Học sinh Việt Nam học tập rất chăm chỉ, chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều học sinh Việt Nam hiện nay đang cố gắng tìm kiếm cơ hội để trở thành một người dùng tiếng Anh độc lập bên ngoài môi trường lớp học truyền thống. Họ nói tiếng Anh với những người họ gặp, khi xem phim, nghe nhạc, đọc sách và đến với môi trường học tập như Apollo, nơi mà chúng tôi tập trung phát huy khả năng sử dụng tiếng Anh của học viên, một yếu tố rất quan trọng cho họ. Những học sinh này là những người sẽ thành công trong việc học ngôn ngữ, và khi trưởng thành hơn, họ hoàn toàn có thể dùng khả năng tiếng Anh của mình để khám phá và thành công trên, ông Jonathan Doig nhấn mạnh.

Dường như mọi thứ đã ngã ngũ, rằng người Việt học không lười, nhưng tiếng Anh chưa giỏi vì sai lầm trong cách tiếp cận. Đã đến lúc, không chỉ các nhà giáo dục, mà chính những người học cần tìm ra cách để tự giúp bản thân có thể học năng động hơn và quan trọng là để có thể “dùng” chứ không phải chỉ để “biết” tiếng Anh.